Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

“Chợ Viềng” Nét chấm phá trong bức tranh mùa xuân





“Chợ Viềng”



Nét chấm phá trong bức tranh mùa xuân



Chợ Viềng
Bán rủi mua may
Tôi đem bán l chuỗi ngày đơn côi
Trong Đền, em khấn cạnh tôi:
-Cầu duyên Tần - Tấn
               mong Người độ tâm!
Chắp tay tôi khấn thì thầm
Sợ ai nghe - chỉ lầm rầm, nhỏ thôi
Ngó sang - Em nhoẻn miệng cười
Bát nhang bỗng Hoá lửa ngời sáng đêm!
Đội ơn trời phật linh thiêng
Cầu được ước thấy tôi, em... xuân này.

Sân đền mưa bụi bay bay...


Bài thơ Chợ Viềng của tác giả Bành Thanh Bần ra đời dịp đầu xuân Canh Dần (2010), thời điểm diễn ra rất nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, với ngôn ngữ thi ca giản dị, mang đậm hơi thở cuộc sống dân dã, mà khởi thủy là luồng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chủ đạo đậm chất trữ tình, lãng mạn, hướng nội, bung phá cao trong xúc cảm đã khẳng định và khai lộ được nét độc đáo của riêng bài thơ trong đề tài thơ tưởng như đã quá sáo mòn, xưa cũ; đề tài tình yêu lứa đôi, nơi biết bao thế hệ các nhà thơ đã từng thành danh và đang trăn trở với tình thơ.
Thành công trong nội dung nghệ thuật của bài thơ Chợ Viềng chính là những điểm sáng (điểm nhấn) tâm linh được tác giả “cài”, “gút” rất khéo léo, chặt chàng và rất “có duyên” trong mỗi phân cảnh, phân lớp ngôn nghĩa. Biểu hiện rõ rệt nhất ở chất niêm kết dính toàn bài, cũng đồng thời như sợi chỉ tơ cảm xúc xiết chặt các chi tiết thơ, các hình ảnh thơ, từ đó phát huy hết tác dụng của khả năng biểu đạt, tàng chứa và ẩn lậu trong mỗi phân cảnh, phân đoạn thơ trong quá trình lập ý chuyển tải tư tưởng nghệ thuật trong bài, thành mạch xúc cảm tâm linh rất riêng biệt, đặc sắc, tạo dấu ấn khó phai mờ trong tâm thức độc giả.
 Nhân vật “tôi” -  cái tôi đại diện cho tư tưởng nghệ thuật toàn bài, hiển hiện trong bài thơ với đầy đủ các yếu tố “sống” và “rất sống động”, linh hoạt. Ở đó nó đã có được, và tìm được một số phận riêng, nó cũng có tiếng nói riêng của số phận và số mệnh thường trực vang lên, đóng vai trò hướng đạo, của một người dẫn chuyện, kể về một câu chuyện tình yêu lãng mạn, mà ở hoàn cảnh nào đó, nó chỉ có thể cảm nhận được và truyền thụ lại được /bằng/ qua ngôn ngữ biểu đạt, rất nhẹ nhàng mà thâm thúy, rất nhuần nhụy mà thanh tao riêng có của thể thơ Lục bát.
Yếu tố “sống” này rất dễ nhận diện dưới một trật tự thật lý tính của tư duy lôgic, nó được thai nghén và hình thành, tồn tại trên một cơ sở điển hình (thậm chí rất điển hình) mà tác giả đã khéo léo lựa chọn (hoặc ngẫu nhiên lựa chọn) trước cho nó:
Chợ Viềng
Bán rủi, mua may
Tôi đem bán lẻ chuỗi ngày đơn côi
Ngay hai câu thơ mở đầu tác giả đã xác định lấy không gian chợ Viềng (chứ không phải một chợ nào khác) làm điểm tựa, là cột mốc đầu tiên cho chuỗi cảm hứng thi ca neo đậu, bởi đặc thù của chợ Viềng là không gian văn hóa tâm linh điển hình (cultural and spiritual typical) của người Việt cổ (đồng thời cũng là điển hình của tinh thần nhân văn Việt Nam), nó mang dáng dấp của một tượng đài truyền thống trong quan niệm nhận thức về thế giới tâm linh (world spirituality) của người Việt xưa và nay, với một mặc định duy nhất, chợ chỉ họp mỗi năm một phiên, mở hàng vào lúc nửa đêm, người bán và người mua biết mặt nhau qua ánh sáng huyền ảo của những ngọn đèn dầu hỏa, họ đắm chìm trong không khí hư ảo của sự giao tiếp, bán mua mà không cần có sự mặc cả về giá cả...
          Khi chọn đặt tuyến nhân vật thơ trữ tình của mình xuất hiện trong bối cảnh thơ đang phát triển, theo xu hướng đắm chìm vào không khí tâm linh và cận tâm linh như vậy, tác giả đã tự đặt ra cho mình (hay tự nhận về mình) một thử thách lớn về khả năng làm chủ ngôn ngữ, khả năng lập ý, tạo tác thi ảnh để chủ đề tư tưởng và ý đồ nghệ thuật không bị phá hỏng hay bị loãng tan, chìm khuất, chỉ với: Tôi đem bán lẻ chuỗi ngày đơn côi, tứ thơ đã được mở /nới/ rộng biên độ, những chốt khóa tư tưởng được mở toang, tạo tiền lệ đưa nhân vật đối thoại (nhân vật em) vào văn cảnh rất tự nhiên, nhờ hiệu ứng đặc biệt của tính trào lộng, hài hước và trí tuệ có sức gợi mở rất lớn đem lại. Tứ thơ nhờ đó cũng được khai lộ dần theo cấp độ sử dụng các động từ mạnh dần: đem, bán, và tính trật tự có được từ các số từ (đếm được và không đếm được, hữu hạn và vô hạn) lẻ, chuỗi, mà không tạo cảm giác hụt hẫng, đứt đoạn cho toàn văn cảnh.    
Trong Đền,  em khấn cạnh tôi
Cầu duyên Tần - Tấn
... mong Người độ tâm
Sự xuất hiện của hai nhân vật Em và tôi, không hề đường đột hay bất ngờ, hình như nó đã được chuẩn bị từ trước, thậm chí rất kỳ công qua việc tác giả chuẩn bị sẵn cho chiếc cầu “duyên” bằng hai mảng không gian; một ước lệ (chợ Viềng) và một không gian thực (trong Đền), đã tạo ra sự cuốn hút thực sự trong khoái cảm thẩm mĩ độc giả. Hơn nữa câu thơ vẫn đương còn ở cái thế “chông chênh” mà tác giả đã tự xác định lựa chọn ngay từ câu mở đầu, hình như vẫn còn vương vất sau một loạt các thủ pháp thơ đã sử dụng? Câu thành ngữ “duyên Tần – Tấn” chính là một trong hàng loạt những nút thắt nghệ thuật mà tác giả đã chủ ý gài đặt trong bài thơ, để cởi mở nó, cần phải giải mã được tầng sâu văn hóa thẩm thấu trong đó.
Khi ý, tứ câu thơ đang chông chênh giữa hai thái cực, nhân vật em lại bộc lộ tâm trạng “Cầu duyên Tần - Tấn/... mong Người độ tâm” liệu có phù hợp với lôgic toàn bài?. Câu trả lời chắc chắn phù hợp bởi tính đa nghĩa của ngôn ngữ thơ mà tác giả đã sử dụng.
Ở thái cực thứ nhất, ý thơ cũng phù hợp với giọng điệu hài hước và phong cách xử lý văn bản của tác giả, câu thành ngữ “kết duyên Tần - Tấn” ở phân cảnh này có lịch sử riêng theo tích các ông vua của hai nước Tấn và Tần đời đời (thường xuyên) giao hiếu, gả con cái cho nhau bằng một giao ước duy nhất giữa hai nước, ở góc độ này câu thành ngữ Kết duyên Tần - Tấn được hiểu như tiếng nói hòa bình, là biểu tượng của những mối tình son sắt thủy chung.
Ở thái cực thứ hai, nghĩa phái sinh của “Duyên Tần - Tấn” từ lâu nay trong văn hóa Việt được điển hình hóa mang hàm nghĩa “Trai tài thường có duyên cùng gái sắc”.
Ở thái cực thứ hai này, câu thơ đơn thuần chỉ là sự mô tả, thuật lại như lời tâm sự của nhân vật em, nhưng tư tưởng chủ đạo vẫn trung thành tuân theo lôgic ban đầu, trong bối cảnh đó, nó trở thành tác nhân chính quan trọng để xen lồng nội dung nghệ thuật đang được định hình và phát triển theo chiều dọc bài thơ, đặc biệt ở khổ tiếp sau hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật xây dựng, phát triển tính cách nhân vật thơ đã được đẩy tới và xác lập một cấp độ mới: Chắp tay tôi khấn thì thầm/ Sợ ai nghe - chỉ lầm rầm, nhỏ thôi, những từ tượng thanh thì thầmlầm rầm, được ngắt quãng, ngắt nhịp một cách bất thường bởi những dấu ngang, dấu phẩy khiến tứ thơ chùng xuống như lời tâm sự, tự sự hay độc thoại của nhân vật tôi lại có sức gợi nhớ, hướng sự liên tưởng độc giả tới bầu không khí trầm buồn, huyền hoặc vốn có của những đền, những phủ thờ các vị linh thần, đồng thời đó lại là đầu mối dẫn dắt sự quay trở lại của nhân vật em, nhịp nhàng, tung tẩy:
Ngó sang - Em nhoẻn miệng cười
Bát nhang bỗng Hóa lửa ngời sáng đêm!
Những chi tiết Em nhoẻn miệng cười Bát nhang bỗng Hóa, đã chắp cánh cho câu thơ vụt tỏa sáng, làm nên hồn cốt và diện mạo nghệ thuật toàn bài thơ. Ở đó có sự lấp lánh của ánh sáng tâm linh, là phút giây lóe sáng của tri thức, của trí tuệ được khai tâm, phát lộ đưa câu thơ lên đến đỉnh điểm của trạng thái thăng hoa. Cái bất ngờ đầy thi vị là sự xuất hiện một cách đột xuất (bỗng Hóa) của biểu tượng thơ bát nhang, đại diện cho thế giới tâm linh xen vào giữa cuộc hội thoại đầy tâm trạng của hai mẫu nhân vật đã tạo ra hiệu ứng thẩm mĩ tích cực đem lại sự ảo hóa trong nghệ thuật cho tứ thơ thêm sức sống mạnh mẽ. Sự Hóa ở đây được ghi nhận trong cảm thức là trạng thái thăng hoa cao nhất của nguồn cảm hứng sáng tạo, nó truyền tải được trọn vẹn tâm trạng, cấp độ xúc cảm sáng tạo mãnh liệt tàng ẩn trong nội tâm chủ thể sáng tạo trong suốt quá trình thai nghén tạo tác tác phẩm nghệ thuật. Mạch thơ sau này được khơi thông và dẫn lối nhờ hiệu ứng bùng nổ của phút giây thăng hoa trên, bồng bềnh, phiêu du trôi theo dòng cảm xúc chủ đạo:
Đội ơn trời phật linh thiêng
Cầu được ước thấy tôi, em... xuân này
Sân đền mưa bụi bay bay...
Câu thơ kết Sân đền mưa bụi bay bay... với hình ảnh thơ thật đẹp, lãng mạn đã làm nhiệm vụ đóng lại dòng cảm xúc thăng hoa trọn vẹn của tứ thơ, nhưng lại có sức gợi mở rất lớn như một ám thị trong tâm trí độc giả, thành tác nhân khơi gọi nguồn tư duy, triết luận, đồng thời là chiếc chìa khóa giải mã cho toàn bộ văn bản như một tuyên ngôn nghệ thuật: Tất là chỉ là giả định trước cõi tâm linh, cái đẹp cuộc đời và ước mong có được hạnh phúc viên mãn phải chăng chỉ là giấc mộng “Nam Kha” của anh học trò nghèo ngày xưa?.  
Khi đọc trọn vẹn bài thơ, độc giả có thể nhận thức rất rõ ràng về tính minh bạch của sự kiện thơ, được phân bố theo dòng cảm thức phi tuyến tính của không gian nghệ thuật, bối cảnh chính, là không gian bên trong của ngôi đền, nơi đang diễn ra các sự kiện tâm linh của lễ hội đầu xuân, làm nền cho ý tưởng tình thơ xuất hiện và phát triển qua cấu trúc phân lớp, phân mảng và phân ý cho từng cặp lục bát (phá thể Lục bát). Điểm nhấn nghệ thuật sâu đậm gây ấn tượng cũng được xuất hiện trong bối cảnh mang tính tiêu biểu này qua biểu tượng bát nhang cháy sáng tỏa rạng ánh minh triết - nét chấm phá cơ bản và hoàn chỉnh nhất trong tổng thể bức tranh mùa xuân - bức tranh thơ đầy ngẫu tượng nghệ thuật của tác giả đã chứng tỏ sức sáng tạo và ý thức nỗ nực đổi mới vươn lên trong quá trình sáng tác của nhà thơ Bành Thanh Bần.  
…………………………..
Thân gửi nhà thơ Bành Thanh Bần
Khi nhắc đến chợ Viềng - Nam Định, là mọi người sẽ nhớ tới một quần thể  gồm 4 chợ và hệ thống đền phủ đã từng tồn tại trong kiến trúc văn hóa tâm linh đặc biệt này. Chợ Viềng phủ họp đêm ngày 7 tháng giiêng, nơi đó người bán và người mua không hề mặc cả, đúng nghĩa thuận mua vừa bán bởi một mặc định thuần túy tâm linh tồn tại từ xưa của chợ này, người Việt cổ quan niệm việc mua bán trong đêm ngày mùng 7 sẽ giúp cho các linh hồn hiện hình đi mua sắm lẫn với người sống được thuận tiện, đó là những khái niệm đã được mặc định trong văn hóa truyền thống.

Thành ngữ “nên duyên Tấn – Tần” có khởi nguồn lịch sử từ thời Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, nay cắt bỏ phần đó em nghĩ bạn đọc sẽ đánh giá người viết (phê bình) không am hiểu khi dùng các điển ngữ, điển tích...

Còn chuỗi ngàynhững chuỗi ngày có khái niệm khác nhau nhưng khi dùng làm bổ ngữ Chuỗi ngày cô đơn thì được, còn những chuỗi ngày cô đơn  sẽ thừa chữ những (những = chuỗi)
Còn chữ lẻ bác nên dùng bởi nó có tác dụng như em đã giải thích trong bài.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét